inbound marketing

Đang đọc

Tập trung tạo ra giá trị để thu hút người dùng tự tìm đến doanh nghiệp, sau đó chuyển đổi thành khách hàng chính là nhiệm vụ của Inbound Marketing. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả 1 kế hoạch Inbound Marketing thì không phải doanh nghiệp nào cũng đều làm được. Vậy inbound marketing là gì? Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì? Hãy cùng Avertising tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Inbound Marketing là gì?

Thuật ngữ Inbound Marketing được sử dụng đầu tiên bởi Công ty HubSpot– một công ty kinh doanh phần mềm Marketing nổi tiếng tại Mỹ. 

Inbound Marketing được hiểu là cách thu hút khách hàng bằng việc tạo ra và chia sẻ thông tin hữu ích, giúp họ giải quyết được nhu cầu. Và đây cũng là lý do mà HubSpot gọi Inbound Marketing là hình thức tiếp thị dựa trên tính nhân văn vì những thông tin được tạo ra đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và giúp họ giải quyết vấn đề.

Tóm lại, Inbound Marketing là việc doanh nghiệp tạo ra các nội dung hữu ích, đem lại giá trị cho người đọc và trong chiến dịch marketing, thương hiệu sẽ kết hợp thêm các công cụ khác để biến họ trở thành khách hàng. Yếu tố cốt lõi của Inbound Marketing chính là Content Marketing.

Cần lưu ý rằng, để chuyển đổi người dùng thành khách hàng phải được diễn ra một cách tự nhiên trên tinh thần tự nguyện, đảm bảo họ không bị làm phiền bởi những thông tin spam. Trong từng giai đoạn của hành trình khách hàng, Inbound marketing sẽ tiếp cận vào từng giai đoạn mua hàng.

2. Vai trò của inbound Marketing

Tiết kiệm chi phí Marketing

Vì Inbound Marketing thường là những chiến lược tiếp thị trực tuyến. Do đó, nó tiêu tốn ít chi phí hơn so với Outbound Marketing. Dựa vào việc sáng tạo nội dung và tối ưu Website của bạn trên các thứ hạng tìm kiếm,… Inbound Marketing có thể thu hút những đối tượng khách hàng thực quan tâm đến sản phẩm của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tập trung vào đúng tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó, chi phí Marketing sẽ được sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Tạo quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với khách hàng

Inbound Marketing tạo môi trường kết nối những người thực sự quan tâm đến nội dung bạn chia sẻ và giữ chân khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, hình thức tiếp thị này còn giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nhận thức về thương hiệu thông qua các lượt chia sẻ trên mạng xã hội của khách hàng. Và đây chính là “chìa khóa” để doanh nghiệp thành công trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.

Cải thiện chỉ số ROI của doanh nghiệp

Inbound Marketing có thể mang lại ROI cao hơn cho doanh nghiệp. Một phần vì nó có chi phí khá thấp so với một số phương pháp tiếp thị khác. Hơn nữa, Inbound Marketing còn cung cấp cho bạn những chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing. Bạn có thể dựa vào đó để xem xét các chiến dịch của mình và có những điều chỉnh phù hợp. Chính vì thế mà chỉ số ROI có thể thay đổi một cách tích cực hơn.

3. Phân biệt Outbound Marketing và Inbound Marketing 

Inbound Marketing và Outbound Marketing là hai khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau, chúng ta có thể nhận thấy điều này ngay chính trong cái tên của hai thuật ngữ.

Outbound marketing là hình thức tiếp thị truyền thống. Bạn đã bao giờ bị làm phiền bởi các cuộc điện thoại giới thiệu sản phẩm hay lời mời chào của nhân viên bán hàng, email chất đầy các thông tin spam… Đây là tất cả những hình thức của Outbound Marketing.

Vậy điểm khác nhau giữa Inbound và Outbound Marketing là gì?

  • Điểm khác biệt đầu tiên là về hình thức tiếp cận

Cụ thể như sau: 

Outbound Marketing tiếp cận một chiều. Nghĩa là doanh nghiệp cung cấp thông tin một cách tự phát, không có sự tìm hiểu nhu cầu. Doanh nghiệp đưa thông tin và yêu cầu khách hàng phải tiếp nhận nó. 

Ví dụ, những quảng cáo trên Tivi làm gián đoạn bộ phim đang xem làm cho bạn cảm thấy khó chịu thậm chí có thể tắt tivi hoặc chuyển kênh.

Trong khi đó Inbound Marketing tiếp cận dựa trên mối quan hệ hai chiều, các nội dung đưa ra đều dựa trên quá trình nghiên cứu, thấu hiểu người dùng, từ đó đưa ra nội dung giúp họ giải quyết vấn đề. Đối với những dạng thông tin thế này, khách hàng không chỉ cảm thấy vui vẻ mà còn biết ơn khi doanh nghiệp giúp họ giải quyết được vấn đề.

Ví dụ, Cũng là vấn đề quảng cáo trên tivi, nhưng inbound marketing sẽ đăng tải nội dung quảng cáo trên youtube, khi khách hàng có nhu cầu họ sẽ tìm đến và nếu content của bạn đủ thu hút thì người dùng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.

  • Điểm khác nhau thứ hai đó là về kênh triển khai

Như đã nói thì Outbound marketing là hình thức tiếp thị truyền thống nên thường được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng: tivi, báo đài, telesale, banner… Trong khi đó, Inbound Marketing được triển khai trên các kênh như:  SEO, Content Marketing, Social Media, Email Marketing có chọn lọc

  • Thứ 3, về nội dung truyền tải

Outbound marketing thường trực tiếp nói về sản phẩm, tập trung vào việc bán hàng. Ví dụ, khi bán nồi cơm điện cho khách hàng thì Outbound Marketing sẽ trực tiếp nói về sản phẩm như thông số, kích thước, mày sắc. 

Trong khi đó, Inbound Marketing thường thấu hiểu được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải trước. Ví dụ như cách sử dụng, cách vệ sinh nồi cơm, phân loại nồi cơm tiện lợi cho từng gia đình….

Những nội dung này mặc dù không liên quan trực tiếp tới việc bán sản phẩm nhưng sẽ giúp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

  • Cuối cùng, về đối tượng khách hàng

Trong khi Outbond Marketing tập trung vào tất cả khách hàng, bao gồm người có nhu cầu lẫn người không quan tâm thì Inbound Marketing chỉ tập tủng vào nhóm người quan tâm và có nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Từ những điểm khác nhau ở trên, chúng ta có thể thấy Inbound Marketing giúp tập trung đúng khách hàng mục tiêu, đem lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn. Tuy nhiên, Outbound Marketing cũng có điểm ưu việt của nó đó là giúp tiếp cận được nhiều khách hàng từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường có sự kết hợp cả hai hình thức tiếp thị này lại để bổ trợ cho nhau.

4. Các giai đoạn của Inbound Marketing

Để thực hiện một chiến lược Inbound Marketing hiệu quả đòi hỏi phải có một quy trình rõ ràng. Sau đây là các giai đoạn thực hiện Inbound Marketing.

Bước 1: Thu hút khách truy cập vào website

Hầu hết, khi muốn tìm hiểu một thông tin nào đó, người dùng có xu hướng tìm kiếm qua 3 kênh phổ biến: Google, blog và mạng xã hội. Để thu hút khách hàng đến với website của bạn yêu cầu phải sử dụng nhiều kỹ thuật:

Google:

Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó trên Google, thương có hai kết quả được trả về. Một là kết quả tự nhiên, hai là dạng trả phí ( thường là doanh nghiệp chạy quảng cáo).

Mặc dù kết quả trả phí là doanh nghiệp tự bỏ tiền ra nhưng hiệu quả hút khách hàng lại chỉ bằng 1/3 so với kết quả tự nhiên. Và đây cũng là lý do mà các doanh nghiệp luôn tập trung để tối ưu content của mình để đẩy website lên top 10 công cụ tìm kiếm ( trang đầu).

Vậy làm thế nào để đạt được kết quả này? Câu trả lời chính là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( SEO).

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để nâng thứ hạng website trên google:

  • Nghiên cứu và chọn lọc từ khóa:

Bạn nên sử dụng các công cụ phân tích từ khóa như Semrush hoặc key word tool…. để phân tích từ khóa. Xem xét xem người dùng đang có nhu cầu về thông tin nào, lượt tìm kiếm bao nhiêu để cập nhật nội dung phù hợp với khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa để có chiến lược hợp lý

  • Tối ưu thẻ tiêu đề (title tag):

Hãy sử dụng từ khóa quan trọng nhất, có nhiều lượt search nhất trong tiêu đề ở vị trí đầu tiên để mang lại hiệu quả cao hơn.

  • Nội dung trang web:

Tối ưu các từ khóa chính, từ khóa biến thể cùng với sử dụng hình ảnh minh họa để google đánh giá cao hơn.

Các trang blog:

Hiện nay, khách hàng rất chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, do đó, bạn có thể tạo các blog để chia sẻ nội dung hữu ích từ đó liên kết inbound đến website.

Nên tảng để tạo blog miễn phí mà bạn có thể tham khảo như WordPress.

Mạng xã hội:

Bạn không thể bỏ qua kênh này khi thực hiện Inbound Marketing nhằm tăng tương tác và mức độ nhận diện thương hiệu. Hãy bắt đầu tạo một profile chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối và liên kết trở lại với website của mình.

Bước 2: Chuyển đổi khách hàng – Transformation

Nếu mới chỉ hướng khách hàng đến website thì chưa đủ thuyết phục để tạo ra đơn hàng. Do đó, bạn cần tiến hành chuyển đổi khách hàng bằng cách sử dụng Call to Action một cách thúc giục, hoặc đăng ký nhận thông tin, chương trình khuyến mãi, đăng ký dùng thử…. để khách hàng tương tác nhiều hơn và điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp có được các thông tin cơ bản của người dùng.

Khi người dùng đã ở lại website của bạn thì khả năng chuyển đổi sẽ dễ dàng hơn do đó đây là thời điểm quan trọng để biến họ trở thành khách hàng thực sự.

Bước 3: Tự động hoá tiếp thị

Mục đích chính của giai đoạn này là taho nên hệ thống giao tiếp tự động với khách hàng, nuôi dưỡng họ cho đến khi trở thành khách hàng của bạn. Một số kỹ thuật tự động hóa tiếp thị như:

  • Leadscoring:

Đây là giai đoạn gán giá trị cho khách hàng tiềm năng để bộ phận sales tiếp cận để hỗ trợ, nuôi dưỡng dài lâu đồng thời giúp loại bỏ những khách hàng không có tiềm năng để tránh lãng phí thời gian.

  • Leadnurturing:

Bạn sẽ xây dựng một hệ thống tự động để gửi thông tin liên quan đế nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng.

Bước 4. Lòng trung thành với thương hiệu

Sau khi khách hàng quyết định mua hàng thì quá trình thực hiện inbound marketing vẫn chưa kết thúc. Giai đoạn sau mua hàng là rất quan trọng để biến những khách hàng này gắn bó với thương hiệu và trở thành khách hàng trung thành.

Để làm được điều này, bạn cần luôn quan tấm tới khách hàng, thường xuyên cập nhật cho họ những thông tin mới có giá trị, các khuyến mãi, hậu mãi để làm họ hài lòng.

Doanh nghiệp nên tập trung chăm sóc nhóm khách hàng này vì thời gian và ngân sách để có được khách hàng mới sẽ nhiều hơn việc duy trì một khách hàng cũ.

Bước 5. Kiểm tra tiến độ và đo lường kết quả

Để thực hiện chiến lược Inbound Marketing liền mạch và đảm bảo không có sai sót thì đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đo lường kết quả đồng thời kiểm tra tiến độ thực hiện. Giai đoạn đo lường này sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được chương trình nào hiệu quả để tiếp tục thực hiện, chương trình nào cần loại bỏ, chương trình nào cần cải thiện.

5. Doanh nghiệp nên lựa chọn Inbound Marketing hay Outbound Marketing

Nếu Inbound là cách làm Marketing từ “phía trong” thì Outbound Marketing sẽ ở “phía ngoài”. Nói cách khác, Outbound Marketing sẽ tập trung triển khai các nội dung quảng cáo, thu hút khách hàng mua sản phẩm dịch vụ từ thương hiệu của bạn ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào.

Đối với Outbound Marketing, những người đọc được nội dung quảng cáo sản phẩm của bạn sẽ rất nhiều nhưng khách hàng thật sự có nhu cầu thì rất ít. Con đường “dẫn dụ” người tiêu dùng từ khi tiếp cận với nội dung quảng cáo cho đến khi quyết định chốt sale là rất dài.

Tuy nhiên, sẽ không có 1 chiến dịch marketing nào là tốt nhất, hoàn hảo nhất. Điều chúng ta có thể đem ra “đặt lên bàn cân” lại chính là sự phù hợp với nó đối với doanh nghiệp như nguồn lực, nhu cầu và khách hàng mục tiêu. Hãy thử kết hợp cả Outbound và Inbound trong kế hoạch marketing của bạn để vừa gia tăng nhận diện mà còn thu hút được khách hàng tiềm năng.

6. Case study thành công về Inbound Marketing

Starbucks

Starbucks là người đầu tiên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và ngày nay tiếp tục sử dụng hình ảnh đẹp mắt để mang đến cho khách hàng sự khao khát một tách cà phê ấm áp. Nhưng ngoài nhiếp ảnh của họ, trang Facebook Starbucks còn có vô số tính năng bổ sung bao gồm các bài đăng công việc, các cuộc thi và thậm chí là một ứng dụng quốc tế.

Spotify

Email Spotify làm chủ thách thức cá nhân hóa. Nền tảng phát nhạc chỉ gửi email khi nội dung sẽ hữu ích cho người đọc. Bằng cách tận dụng sở thích âm nhạc của người dùng, các email thủ công của Spotify khiến người nhận cảm thấy như họ được thưởng vì đã nghe những gì họ yêu thích. Ngoài ra, có một số cách tốt hơn để bắt đầu buổi sáng của bạn hơn là nhận email cá nhân từ Spotify nói rằng một trong những ban nhạc yêu thích của bạn đã phát hành một album mới.

Microsoft

Trái ngược với việc theo một mẫu blog, mỗi bài đăng được tùy chỉnh với hiệu ứng cuộn Parallax (hình ảnh nền di chuyển qua máy ảnh chậm hơn so với hình ảnh nền trước, tạo ảo giác về chiều sâu trong cảnh 2D và thêm cảm giác đắm chìm trong trải nghiệm ảo), đồ họa hoạt hình và hình minh họa tẻ nhạt.

Ngoài thiết kế, bài viết gợi nhớ đến tính năng báo chí, với các nhân vật đồng cảm và một liên lạc cá nhân. Mặc dù có nguồn lực khổng lồ của một thương hiệu như Microsoft, tuy nhiên blog này đặt ra một thanh cao cho việc kể chuyện sản phẩm.

Tạm kết:

Như vậy, Advertising Group đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến Inbound Marketing. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược marketing hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Chúc các bạn thành công!

 

 

advertising

Published at September 7, 2022

Subscribe our newsletter

Nhận bản tin mới nhất từ chúng tôi

Sign up with Google

Related posts

Quảng cáo trúng insight

Nền tảng duy nhất tự xây dựng hệ thống quảng cáo