Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình quảng cáo – khuyến mãi

Đang đọc

Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình quảng cáo – khuyến mãi có thể giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi đó đối với doanh số bán hàng, sự chú ý đến sản phẩm và thương hiệu. Nghiên cứu cũng có thể giúp định hướng cho các chiến lược tiếp theo của doanh nghiệp và cải thiện hiệu quả của chương trình quảng cáo – khuyến mãi trong tương lai.

A. Thông tin nghiên cứu

– Phương pháp khảo sát : Nghiên cứu trực tuyến (Internet)

– Thời gian khảo sát : 01.09 – 10.09.2013

– Số mẫu khảo sát : 1,064

– Đối tượng khảo sát : Nam và Nữ từ 18 tuổi trở lên

– Địa điểm khảo sát : Toàn quốc

– Phương pháp chọn mẫu : Internet Samping

– Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình quảng cáo và khuyến

mãi đến tâm lý của người tiêu dùng.

B. Thông tin đáp viên

Giới tính

sơ đồ

Độ tuổi

sơ đồ

Khu vực sinh sống

sơ đồ

C. Tóm tắt kết quả nghiên cứu [1]

Phần I. Quảng cáo

– Đến 71.5% người được hỏi cho biết có mối quan tâm (Rất quan tâm + Quan tâm) đến chương trình
quảng cáo sản phẩm nói chung. Chỉ số quan tâm là khá cao, cụ thể là đạt 3.77 điểm trên thang điểm 5.
– Radio, Báo giấy và Tạp chí là 3 kênh được theo dõi ở mức độ Thỉnh thoảng với tỷ lệ xấp xỉ 50%. Ngược
lại, Báo mạng, Các trang web khác báo mạng và Tivi được quan tâm nhiều hơn với mức độ trung bình
đạt số điểm lần lượt là 4.47, 4.17 và 4.17.
– Ngoài các quảng cáo trên Báo mạng thì quảng cáo trên Tivi và Các trang Blog, mạng xã hội cũng được
rất nhiều người quan tâm, với tỷ lệ chú ý lên tới 73.7% và 65.4%. Kênh quảng cáo được ít người chú ý nhất
là Radio, với tỷ lệ chỉ chiếm 36.2%.
– Các quảng cáo được phát trên Tivi nhận được sự tin cậy nhiều nhất bởi người được phỏng vấn, chiếm đến
71.7% (Hoàn toàn tin cậy + Tin cậy). Ngược lại, quảng cáo trên Các trang Blog, mạng xã hội và Các
trang web khác ngoài báo mạng ít nhận được tin cậy hơn với chưa đến 40.0% người lựa chọn.
– Cứ 100 người được nghiên cứu thì có đến hơn 44 người Thỉnh thoảng có ý định mua sản phẩm khi được
xem quảng cáo. Bên cạnh đó, người có dự định mua sản phẩm khi được xem quảng cáo ở mức độ Khá
thường xuyên trở lên chiếm gần 1 nửa (49.9%) số người được nghiên cứu.

C. Tóm tắt kết quả nghiên cứu [2]

Phần I. Quảng cáo

– Tác dụng của chính của quảng cáo là Giúp người tiêu dùng biết thêm thông tin chi tiết về nhãn hiệu,
chiếm 69.6%. Ngược lại, yếu tố ít ảnh hưởng nhất là Làm tiếp tục mua và sử dụng nhãn hiệu.
– Cứ 100 người được hỏi thì có đến gần 81 người cho biết có ấn tượng đến pa nô / áp phích trong thời gian
gần đây. Địa điểm thấy các pa nô / áp phích này đa số là tại Siêu thị đến 66.1%, địa điểm tiếp theo là Trên
đường đi làm (50.6%).
– Yếu tố tạo được sự chú ý nhất của quảng cáo là Sản phẩm có chất lượng tốt, với 52.6% người lựa chọn.
Đúng vị trí thứ hai là Thấy liên quan đến bản thân mình (20.8%). Cuối cùng, Phù hợp với văn hóa Việt
Nam là yếu tố được chú ý thứ 3 trong một quảng cáo với 15.5% người lựa chọn.
– Ngoài Quảng cáo động, có định hướng / tác động đến người xem thu hút nhất (34.5%), thì hình thức Lời
nói kèm hình ảnh và Hình ảnh để miêu tả 1 câu chuyện cũng thu hút được nhiều sự chú ý của người tiêu
dùng.
– Uy tín của công ty sản xuất là yếu tố làm tin tưởng vào đoạn quảng cáo nhiều nhất (73.9%). Các yếu tố
được chú ý tiếp theo là Nổi bật được tính năng của sản phẩm và Cảm thấy liên quan đến bản thân,
chiếm tỷ lệ lần lượt là 67.8% và 49.4%.

C. Tóm tắt kết quả nghiên cứu [3]

Phần I. Quảng cáo

– Cứ 100 người được hỏi thì có đến gần 76 người cho rằng hiện tại Quảng cáo là việc cần thiết để phát
triển nền kinh tế. Cũng hơn 1 nửa nghiên cứu đồng ý Quảng cáo hiện nay thường không thực tế và có
tính chất phóng đại. Chỉ một số ít người đánh giá Quảng cáo có làm phiền đến bản thân chiếm 23.4%.
– Đến hơn 56% người được khảo sát Thường xuyên xem các đoạn quảng cáo. Nếu tính mức độ thường
xuyên nói chung (Rất thường xuyên + Thường xuyên) thì số người thường xem lên đến 72.4%. Trong đó,
giới tính không ảnh hưởng quá nhiều đến mức độ thường xuyên xem quảng cáo của người được nghiên
cứu.
– Hai yếu tố được đánh giá là quan trọng của một đoạn quảng cáo: Thông điệp quảng cáo mang lại (80.5%)
và Nội dung quảng cáo (76.7%). Ngược lại, yếu tố Người mẫu ít được chú trọng khi đánh giá đoạn quảng
cáo, chỉ chiếm 14.1%.

C. Tóm tắt kết quả nghiên cứu [4]

Phần II. Khuyến mãi

– Đến 82.5% trong tổng người được phỏng vấn cho biết có quan tâm đến các chương trình khuyến mãi nói
chung (Rất quan tâm + Quan tâm). Bên cạnh đó, cũng có khoảng 6.3% không bị hấp dẫn bởi các chương
trình khuyến mãi (Rất không quan tâm + Không quan tâm).
– Có đến 99.7% người trong nhóm này có tìm kiếm các thông tin khuyến mãi ở các nguồn khác nhau. Trong
đó, Báo mạng, Trang web bán hàng trực tuyến và Tivi là 3 kênh được chú ý nhiều nhất, chiếm tỷ lệ lần
lượt là 71.5%, 68.2% và 64.7%.
– Với ý định mua sản phẩm khi biết thông tin khuyến mãi từ mức độ Thường xuyên trở lên chiếm đến
62.2%. Còn số người chỉ Hiếm khi hoặc Không bao giờ có ý định mua hàng khuyến mãi chỉ chiếm số
lượng rất thấp với 1.7%.
– Cứ 10 người được khảo sát thì có hơn 86 người cho rằng hình thức Giảm giá hàng bán hấp dẫn với họ
(Hấp dẫn + Rất hấp dẫn). Hình thức được đánh giá tốt tiếp theo là Quà tặng kèm thêm (83.4%) và Tăng
số lượng / khối lượng giữ nguyên giá (80.6%). Ngược lại, hình thức Tích điểm đổi quà chỉ được 54.6%
cho rằng hấp dẫn.
– Phần lớn người được nghiên cứu đồng ý với nhận định Các dợt khuyến mãi là cơ hội tốt nhất để mua
hàng, chiếm 73.8%. Ngược lại, ý kiến cho rằng Hàng hóa khuyến mãi thường không đảm bảo chất
lượng ít người đồng ý nhất chỉ chiếm 28.8% (Đồng ý + Rất đồng ý).

advertising

Published at April 4, 2023

Subscribe our newsletter

Nhận bản tin mới nhất từ chúng tôi

Sign up with Google

Related posts

Quảng cáo trúng insight

Nền tảng duy nhất tự xây dựng hệ thống quảng cáo