Ngụy biện quảng cáo trong marketing

Đang đọc

Ngụy biện được sử dụng phổ biến không chỉ trong cuộc sống mà còn hiện diện ngay cả trong quảng cáo. Một số quảng cáo có thể sử dụng các ngụy biện như một phần của chiến lược thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy việc biết một số ngụy biện phổ biến được sử dụng trong Marketing có thể giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hàng. Bài viết này Advertising Group phổ biến đến các bạn những loại ngụy biện quảng cáo trong Marketing bạn không nên bỏ qua!

Ngụy biện quảng cáo là gì?

Ngụy biện quảng cáo là việc các nhà quảng cáo sử dụng những sai sót logic để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc thuyết phục này được thể hiện thông qua những lời khẳng định về sản phẩm , dịch vụ của họ mang lại lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, những tuyên bố này có thể  sai lệch về logic, không chính xác hoặc mâu thuẫn, làm cho tuyên bố đó không đúng sự thật hoặc không hợp lệ. Một số ngụy biện có thể tinh tế hơn  giúp chúng trở thành phương tiện thuyết phục mạnh mẽ khi được áp dụng hiệu quả trong Marketing.

Vì sao cần sử dụng ngụy biện quảng cáo?

Không phải tất cả các quảng cáo đều thể hện rõ tính logic nêu rõ được lợi ích sản phẩm và dịch vụ. Do đó, các nhà quảng cáo thường sử dụng ngụy biện để thu hút khách hàng, thcs đẩy cảm xúc hoặc thái độ cụ thể của khách hàng đối với sản phẩm. Khi cảm xúc của khách hàng được đẩy lên cao trào, họ có xu hướng dễ bị thuyết phục hơn khi mua sản phẩm

Các ngụy biện được sử dụng trong quảng cáo

1. Ad hominem

Đây là dạng quảng cáo hấp dẫn khách hàng bằng cách tạo ra sự nghi ngờ về độ tin cậy của đối thủ cạnh tranh. Cụm từ “ad hominem” được dịch là “nhắm tới cá nhân”, hay còn được gọi là ngụy biện công kích cá nhân. Thay vì tập trung vào lập luận của đối thủ, kiểu ngụy biện này nhằm mục đích hạ bệ, công kích đối phương, làm mất uy tín hoặc khiến người khác nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy của cá nhân đó. Trong Marketing, ngụy biện này có thể tập trung vào việc làm mất đi hình ảnh của đối thủ cạnh tranh hơn là tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Ví dụ trong quảng cáo:

Đây là một trong những ngụy biện logic phổ biến nhất trong các cuộc tranh luận và chiến dịch về chính trị.

Trong cuộc bầu cử tổng thống giữa Donald Trump và Hillary Clinton. Trump đã nói với phe ủng hộ tại Pennsylvania rằng “She could actually be crazy”  “I don’t think she could be loyal to Bill Clinton” (Bà ta có thể bị “điên” và “Tôi không nghĩ bà ta chung thủy với Bill Clinton”).

⇒ Trump đã phạm phải lỗi công kích cá nhân (đề cập đến tình trạng tinh thần và hôn nhân của Hillary) mặc dù hai thông tin này cũng chưa được khẳng định là chính xác.

2. Appeal to emotions

Appeal to emotions Hay còn gọi là ngụy biện lợi dụng cảm xúc. Kiểu ngụy biện này tập trung vào việc khơi gợi cảm xúc cụ thể ở người xem, ngay cả khi những cảm xúc đó không có cơ sở logic. Đây là một chiến thuật phổ biến và hiệu quả mà các nhà quảng cáo thường sử dụng chiến lược marketing . Một số cảm xúc mà quảng cáo có thể khơi gợi có thể là tực giận, sợ hãi, yên mến hay đồng cảm, …

Ví dụ trong đời sống: 

Một người bị cáo buộc phạm tội ăn cắp. Ra trước tòa, anh ta kêu oan. Thay vì đưa ra các chứng cứ để chứng minh rằng mình vô tội, anh ta lại đi kể lể về tình cảnh gia đình khó khăn, nghèo đói, nhân thân tốt,… để hy vọng hội đồng xét xử thông cảm mà kết luận anh ta vô tội.

Ví dụ trong quảng cáo:

Kiểu ngụy biện này là một công cụ thuyết phục hiệu quả, kêu gọi sự thương cảm vô cùng phổ biến trong quảng cáo – đặc biệt là những quảng cáo của các tổ chức từ thiện và quyên góp.

Chiến dịch Gấu Đỏ-Ký ức yêu thương kêu gọi ủng hộ cho những trẻ em nghèo bất hạnh. Hình ảnh những em nhỏ bị ung thu  được đưa lên quảng cáo là để mọi người cảm thông và chung tay chữa lành nỗi đau ấy bằng caccsh “gián tiếp” thông qua việc sử dụng mì của họ.

3. False dilemma 

Đây được xem là chiến thuật thao túng tâm lý hay được gọi là ngụy biện song đề sai đưa người khác vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải chọn một trong hai lựa chọn mà không xem xét rằng còn có những lựa chọn khác bên ngoài hai lựa chọn đó. Các nhà quảng cáo đưa ra loại ngụy biện này nhằm khiến cho khách hàng cảm thấy họ nên chấp nhận lời đề nghị của nhà quảng cáo.

Ví dụ trong đời sống: 

KHÔNG THỂ CHỌN ĐƯỢC CẢ 2, PHẢI CHỌN HOẶC NHÀ MÁY, HOẶC CÁ TÔM

Câu nói trên của vị giám đốc Formosa về việc gây ô nhiễm nghiêm trọng của nhà máy gang thép Formasa Hà Tĩnh và cho rằng phải lựa chọn giữa hai sự việc, hoặc nhà máy, hoặc cá tôm

Ví dụ trong quảng cáo:

Chiến dịch thử nghiệm trên động vật – chiến dịch này nhấn mạnh rằng thử nghiệm trên động vật và sự sống của trẻ em là hai lựa chọn duy nhất.

4. Appeal to popularity

Ngụy biện này cho rằng lập luận này đúng bởi vì hầu hết mọi người đều tin vào điều đó. Trong quảng cáo, bởi vì hầu hết mọi người tin điều gì đó là sự thật, nên khách hàng cũng nên tin điều đó là sự thật. Bởi con người là sinh vật bầy đàn, mọi người thường có xu hướng chạy theo đám đông, sử dụng lỗi ngụy biện này vô cùng có hiệu quả với những quảng cáo chứng minh khoa học.

Ví dụ trong đời sống: 

Iphone là hãng điện thoại tốt nhất vì hầu hết mọi người đều sử dụng.

Ví dụ trong quảng cáo:

Một chuỗi nhà hàng pizza tuyên bố rằng họ đã thực hiện một cuộc thăm dò trong đó 95% người tham gia tin rằng bánh pizza của họ sử dụng nguyên liệu chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bởi vì quảng cáo nói rằng nhiều người tin tưởng vào chất lượng của pizza, nên khách hàng có thể tin pizza được làm với chất lượng cao.

5. Scare tactic

Đây lòa kiểu ngụy biện này sử dụng nỗi sợ hãi nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Scare tactic thường đánh mạnh vào  một mối nguy hiểm tiềm tàng đang đe dọa đến cuộc sống hoặc vấn đề mà khách hàng quan tâm. Từ đó, các nhà quảng cáo sẽ giới thiệu sản phẩm của họ như một giải pháp để giảm thiểu rủi ro hoặc loại bỏ mối đe dọa. Đây được xem là ngụy biện bởi quảng cáo cho rằng có một mối đe dọa hoặc rủi ro đối với khách hàng mà không có bằng chứng cho thấy mối đe dọa tồn tại một cách hợp pháp.

Ví dụ trong đời sống: 

Nếu con nuốt hạt thì cây sẽ mọc trong bụng con đấy!

Ví dụ trong quảng cáo:

6. Post hoc ergo propter hoc

Ngụy biện nguyên nhân giả cho rằng bởi vì hai sự kiện tương quan với nhau, chúng có chung mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Đây là một sai lầm vì hai sự kiện hoặc kết quả có thể xảy ra đồng thời nhưng có thể không liên quan đến nhau. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng cách ngụy biện này để lập luận rằng sản phẩm của họ tạo ra kết quả tích cực cho khách hàng trong khi đó việc khách hàng sử dụng sản phẩm tạo ra kết quả tích cực có thể do tình huống hoặc bối cảnh khác.

Ví dụ trong đời sống: 

Mỗi lần tôi phơi quần áo là trời mưa nên trời mưa là tại tôi.

Ví dụ trong quảng cáo:

Quảng cáo của Pepsi thường nói rằng dùng Pepsi khi ăn uống cùng bạn bè sẽ có cảm giác ngon miệng hơn.

7. Hasty generalization

Ngụy biện khái quát hóa vội vã dựa trên một quan điểm cá nhân đơn lẻ để từ đó đưa ra đưa ra kết luận bao quát đại diện cho một nhóm người. Loại ngụy biện này có thể dẫn đến các tuyên bố chỉ dựa trên bằng chứng không đầy đủ. Trong quảng cáo, sự khái quát hóa vội vã có thể phóng đại tuyên bố về tính hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ mà không bao gồm bằng chứng xác thực để chứng minh tính hiệu quả đã nêu.

Ví dụ trong đời sống: 

“Thầy bói xem voi” là câu chuyện điển hình cho loại ngụy biện này.

Ví dụ trong quảng cáo:

Một công ty sản xuất giày thể thao nêu bật cách một vận động viên quần vợt nổi tiếng đã đi giày của họ khi cô ấy giành được huy chương vàng tại Thế vận hội. Họ cho rằng những người chơi quần vợt nên đi giày của họ nếu muốn giành chiến thắng trong các giải đấu quần vợt.

8. Red herring

Là loại ngụy biện đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng, hay làm dừng cuộc tranh luận. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng chiến thuật này để làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh bằng cách nhấn mạnh một sai sót hoặc vấn đề không liên quan đến chức năng hoặc hiệu quả sản phẩm của đối thủ.

Ví dụ trong đời sống: 

Nếu không hài lòng thì sang nước ngoài mà ở. Ở đây việc sống ở trong hay ngoài nước không liên quan đến tính logic vấn đề anh ta nói.

Ví dụ trong quảng cáo:

Một trong những video lan truyền nhất mọi thời đại, quảng cáo Old Spice do diễn viên Isaiah Mustafa đóng, đầy rẫy những lời ngụy biện, cá trích đỏ là một trong số đó. Thay vì tập trung vào chất lượng thực tế của sản phẩm (thành phần chất lượng, mùi, giá cả hợp lý), quảng cáo đưa chúng ta vào một chuyến đi hoang dã từ phòng tắm của một người đàn ông đến bãi biển. Quảng cáo ám chỉ rằng việc sử dụng Old Spice sẽ khiến một người đàn ông trở nên giàu có và thú vị hơn.

9. Traditional wisdom

Đây là dạng ngụy biện tập trung vào giả định rằng bởi vì điều gì đó là đúng trong quá khứ, và nó cũng đúng cho hiện tại. Trong quảng cáo, ngụy biện này có thể đem lại cảm giác hoài cổ cho khách hàng hoặc củng cố niềm tin của họ rằng những đúc rút truyền thống trong nhiều năm chứng tỏ luôn luôn đúng.

Ví dụ trong đời sống: 

Đàn ông yên bề gia thất thì mới tập trung cho sự nghiệp được.

Ví dụ trong quảng cáo:

Công ty sản xuất socola quảng cáo rằng hương vị socola của hãng không hề thay đổi kể từ năm 1989 mặc dù có thể socola không còn ngon như trước nữa.

10. Appeal to Authority

Mọi người thường có xu hướng tin những người mà họ coi là nhân vật có thẩm quyền, có thể là cha mẹ, giáo viên, ông chủ hoặc một chuyên gia trong ngành. Thông qua kiểu ngụy biện lợi dụng uy tín, nhà quảng cáo khiến người tiêu dùng tin vào sản phẩm của họ với dẫn chứng là các nhân vật có thẩm quyền. Đây là chiêu thức thuyết phục, đánh vào tâm lý khách hàng

Ví dụ trong đời sống:

Tin tưởng tao đi bác tao làm trong ngành này mà.

Ví dụ trong quảng cáo:

Marilyn Monroe – nữ diễn viên huyền thoại,  sử dụng loại sữa tắm này vì đây là loại sữa tắm tốt cho làn da, bạn cũng nên dùng loại sữa tắm này.

11. Slippery slope

Ngụy biện trượt dốc không phanh lập luận rằng một sự kiện và ý tưởng có thể gây ra một chuỗi các sự kiện có hậu quả khôn lường. Kiểu ngụy biện này sai bởi không có bằng chứng để giải thích lý do tại sao một chuỗi các sự kiện đó lại xảy ra. Trong Marketing, các nhà quảng cáo có thể sử dụng chiến lược này như một phần của chiến thuật hù dọa để thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của họ có thể ngăn chặn các chuỗi các sự kiện này xảy ra.

Ví dụ trong đời sống:

Nếu mẹ không mua máy tính cho con. Con sẽ không học được, con sẽ học kém. Cuối cùng thì con sẽ không thể đỗ được đại học.

Ví dụ trong quảng cáo:

Biển quảng cáo này đã thuyết phục mọi người rằng nếu chống lại chúa, bạn sẽ gây ra nội chiến. Biển quảng cáo này sử dụng ngụy biện trượt dốc nhằm khuyến khích mọi người tham gia vào nhà thờ với mong muốn có nhiều người đến với chúa hơn.

12. False Equivalence

Đây là kiểu ngụy biện phi thực tế khi \ so sánh khập khiễng giữa hai đối tượng chỉ bởi vì hai đối tượng đó cùng chung một số đặc điểm nhất định.

Ví dụ trong đời sống:

Cam với táo có vị giống nhau bởi chúng đều hình tròn và là hoa quả.

Ví dụ trong quảng cáo:

Quảng cáo pin điện thoại đã sử dụng loại ngụy biện này để so sánh chất lượng và giá cả giữa hai hãng điện thoại khác nhau.

13. Genetic Fallacy

Ngụy biện vin vào tính di truyền thường mang theo các định kiến về một sự vật, sự việc. Ngụy biện này cho rằng nguồn gốc của một sự vật, con người thường xác định đặc điểm và phẩm chất của đối tượng đó.

Ví dụ trong đời sống:

Con của tội phạm thì cũng là phường trộm cướp mà thôi!

Ví dụ trong quảng cáo:

Quảng cáo của Toby Irish Ale là một ví dụ điển hình, nó ám chỉ rằng bia đến từ Ireland thì sẽ tốt hơn bia đến từ các quốc gia khác.

14. The Strawman

Ngụy biện người rơm là việc chọn một phần không quan trọng và yếu nhất trong toàn bộ lập luận của đối phương và tấn công phần đó. Kiểu ngụy biện này là một trong những kiểu ngụy biện được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống. Nó thường chỉ ra sự thiên vị và lập luận thiếu chặt chẽ.

Ví dụ trong đời sống:

Làm xong hết bài tập thì mẹ sẽ cho con đi chơi.

Ví dụ trong quảng cáo:

Quảng cáo mang tính biểu tượng của Budweiser từ Super Bowl 2015 là một ví dụ tuyệt vời về kiểu ngụy biện người rơm. Ngoài việc nói với khán giả rằng Budweiser có chất lượng vượt trội hơn so với bia thủ công, hãng bia cũng ngụ ý rằng những người uống bia thủ công không phải là những người thích bia thực thụ.

Ngụy biện không chỉ có trong cuộc sống mà còn tồn tại ngay cả trong quảng cáo. Hiểu về các lỗi ngụy biện sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan, rèn luyện tính logic và tư duy phản biện tốt hơn. Mong rằng bài viết này của Advertising Group sẽ giúp bạn có nhiều thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy comment ngay bên dưới bài viết nhé!

advertising

Published at November 14, 2022

Subscribe our newsletter

Nhận bản tin mới nhất từ chúng tôi

Sign up with Google

Related posts

Quảng cáo trúng insight

Nền tảng duy nhất tự xây dựng hệ thống quảng cáo