Phễu content – Content funnel

Đang đọc

Bạn có đang lo lắng vì tạo ra sản phẩm tốt nhưng vẫn không có người mua hàng? Content của bạn cũng tốt, được nhiều người tương tác nhưng lại không mang thêm kết quả gì…Vậy vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề bạn đang gặp phải là gì khi mà content tốt, sản phẩm lại chất lượng nhưng doanh thu vẫn trì trệ?

Bạn đã nghe đến khái niệm phễu Content (Content Funnel) bao giờ chưa chưa? Đây chính là lời giải đáp cho vấn đề mà bạn đang gặp phải. Trong kinh doanh bán hàng, Content không chỉ tốt mà nó còn phải mang lại khả năng chuyển đổi đơn hàng, có như vậy thì mới tạo ra doanh thu.

Nếu bạn đang thắc mắc về:

  • Content Funnel là gì?
  • Cách chọn đúng loại content cho mỗi giai đoạn bán hàng
  • Chỉ số đo lường kết quả của phễu content marketing
  • Xây dựng phễu content như thế nào?

Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp hết trong bài viết này, Hãy cùng đọc đến cuối bài nhé!

1. Phễu content là gì?

Phễu content (content funnel) là một hệ thống để thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các loại content khác nhau từ đó chuyển đổi những khách hàng tiếp cận nội dung này thành những khách hàng trả tiền cho sản phẩm của bạn.

Hãy tưởng tượng hình ảnh cái phễu ở ngoài đời, nó có một đầu miệng rộng nhất đại diện cho traffic đầu vào, càng đi xuống sâu thì phếu sẽ thu hẹp lại tượng trưng cho số lượng khách hàng đang giảm dần và cuối cùng số lượng khách hàng còn lại đến cuối cùng sẽ là khách hàng của bạn.

Mỗi một phễu bán hàng sẽ có 3 giai đoạn: Top of funnel (TOFU), Middle of funnel (MOFU), và Bottom of funnel (BOFU)

3 giai đọan này sẽ tương ứng với 3 giai đoạn nhận thức của khách hàng, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn khám phá (Discovery)

Khi khách hàng thấy được sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang bán, họ sẽ bắt đầu quá trình tìm kiếm thông tin trên website và những hình thức khác. Cuối giai đoạn này, những khách hàng này sẽ trở thành nhóm khách hàng tiềm năng- Lead

  • Xem xét, đánh giá (Consideration)

Khi nhóm khách hàng tiềm năng muốn mua sản phẩm, họ sẽ so sánh sản phẩm của bạn với các đối thủ khác trên thị trường. Sau một thời gian so sánh và lựa chọn, họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng chất lượng – Qualified Lead

  • Mua hàng, chuyển đổi (Purchase)

Nhóm khách hàng này tiếp tục thu thập thêm chút thông tin về sản phẩm và thương hiệu trước khi đưa ra quyết định mua hàng và sau cùng họ trở thành khách hàng của bạn – Customer

2. Tầm quan trọng của phễu content

Người tiêu dùng hiện đại rất hiểu biết. Họ đang kiểm tra nhiều phần content trên một số trang web trước khi chuyển từ một giai đoạn của hành trình mua hàng sang giai đoạn tiếp theo vì vậy có content phù hợp là chìa khóa để thu hút sự chú ý của họ.

Trong giai đoạn đánh giá, khách hàng tiềm năng đang cân nhắc các lựa chọn khác nhau bao gồm cả đối thủ cạnh tranh của bạn. Đây thường là thời điểm họ đang nghiên cứu rất kỹ về việc liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có phù hợp với họ hay không và đây cũng là thời điểm hoàn hảo để content giúp họ biết chính xác điều đó. Những người đi qua giai đoạn đánh giá sẽ đưa ra với quyết định cuối cùng – mua hay không. Và với sự trợ giúp của content vào đúng thời điểm, đúng nơi, quyết định này sẽ dễ dàng hơn.

3. Các bước xây dựng phễu content

Để xây dựng phễu content chúng ta có 7 bước như sau:

  • Phân tích từ khóa
  • Phác thảo phễu content
  • Tạo content TOFU
  • Tạo content MOFU
  • Tạo content BOFU
  • Mở rộng phễu
  • Theo dõi và cải thiện phễu Content

Bước 1: Phân tích từ khóa

Chúng ta cần tiến hành phân tích từ khóa dựa trên nhu cầu tìm kiếm của người dùng thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, bing,….

Nhu cầu tìm kiếm của khách hàng cũng được phân loại dựa trên 3 mức độ của phễu content. Hãy cùng tham khảo một số ví dụ bên dưới đây:

Từ khóa TOFU

Người dùng thường tìm kiếm từ khóa này với những thông tin chung chung và họ chưa có ý định mua hàng ngay lập tức.

Ví dụ: Thương hiệu giày, cách tự học marketing, công ty thiết kế website….

Từ khóa MOFU

Những từ khóa này có xu hướng tập trung hơn vào một vấn đề để nêu lên giải pháp, nguyên nhân,….

Ví dụ: giày chạy thể dục, tự học marketing tại nhà….

Từ khóa BOFU

Đây là những từ khóa cụ thể hơn thể hiện ý định muốn mua hàng hoặc đang phân vân lựa chọn

Ví dụ: giày nike để chạy thể dục, tài liệu tự học marketing, mua điện thoại tại Viettel….

Sau đây là 3 cách phân tích, nghiên cứu từ khóa hiệu quả:

  • Sử dụng các công cụ phân tích từ khóa

Hiện nay, có nhiều công cụ để bạn dễ dàng phân tích từ khóa để biết được từ khóa nào đang có lượng tìm kiếm cao từ đó lên bài viết về chủ đề đó.

Miễn phí:

Mình gợi ý sử dụng Google Keyword Planner. Đây là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí dành cho các doanh ngheiejp quảng cáo trên Google (Google ads…)

Trả phí:

Hai công cụ trả phí được nhiều người tin dùng nhất là  Ahrefs hoặc SEMrush

Bỏ từ khóa mà bạn muốn viết vào Google và xem kết quả top 10 ( trang đầu)

Có ba lý do để làm điều này:

  • Xác định loại content để dàn bài ( landingpage, bài thông tin, nguyên nhân, triệu chứng…)Xem xét loại content và dàn bài
  • Bổ sung thêm nhiều gợi ý từ khóa
  • Xác định được mức độ cạnh tranh

Thông qua top 10 bài viết bạn có thể hình dung được bố cục của bài viết, những nội dung bắt buộc phải có và những nội dung mà đối thủ chưa có.

  • Sử dụng các công cụ để đánh giá mức độ cạnh tranh

Gợi ý một vài công cụ như: Mozbar – miễn phí  hoặc Ahrefs, SEMrush- trả phí

Bước 2: Phác thảo phễu content

Bạn không cần phải cố gắng hình dung ra tất cả mọi trường hợp có thể xảy ra mà chỉ nên tập trung để phác thảo ra nộ khung đơn giản trong Content Funnel.

Ví dụ, bạn muốn tập trung vào SEO

  • TOFU: Tổng hợp các bệnh mà người lớn tuổi mắc phải ” bệnh xương khớp”
  • MOFU: Bài viết về căn bệnh “đau mỏi vai gáy”
  • BOFU: Bài viết về phương pháp trị khỏi bệnh đau mỏi vai gáy cho người già tỏng vòng 2 tháng không cần can thiệp phẫu thuật hay sử dụng đông y….

Bước 3: Tạo content cho TOFU

Nội dung của phần đầu phễu là thu hút và tác động đến nhận thức của người dùng.

Ở phần này, bạn cần nhắc đến sản phẩm mà bạn đang bán, nó có thể không thu hút tất cả mọi người nhưng ít nhất phải có ảnh hưởng đến những người có thể mua hàng.

Tạo ra những content chất lượng, cung cấp giá trị cho người dùng thì một ngày nào đó, những khách hàng này sẽ cân nhắc mua hàng của bạn. Do đó, việc tạo thêm nội dung cho đầu phễu là rất cần thiết để xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng.

Các loại content cho TOFU như: landingpage, How-to guide, infographic,…hoặc cũng có thể tham khảo ADS…

Lưu ý về TOFU content

Tối ưu hóa phễu content và lấp đầy phễu nhưng phải đảm bảo content có giá trị

Thu thập thông tin của khách hàng nhưu email, chatbox,….để duy trì mối quan hệ

Không cố gắng tìm mọi cách để bán hàng tại thời điểm này, chỉ nên nhắc tới sản phẩm đang bán

Bước 4: Tạo ra content cho MOFU

Content giữa phễu có vai trò gắn kết mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng.

Đối với những loại sản phẩm càng có giá trị cao, phải mất thời gian rất lâu để bán thì Content MOFU sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ và vị trí của bạn trong tâm trí khách hàng.

Các loại content cho MOFU có thể tham khảo như:

  • Case study thành công
  • Tổng quan về sản phẩm
  • Ý kiến từ khách hàng
  • Ebooks
  • Webinar

Để đánh giá chất lượng Content giữa phễu, chúng ta có một vài tiêu chí như sau:

Chỉ số theo dõi

  • Danh sách email khách hàng tăng
  • Danh sách khách hàng đã truy cập content nhưng không mua hàng
  • Số lượng khách hàng mua hàng và quay lại sử dụng thêm sản phẩm, dịch vụ khác.

Lưu ý về MOFU content

Tối ưu hóa nội dung, thể hiện được những giá trị từ sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Đề ra hướng giải quyết vấn đề cho khách hàng

Tìm cách có được thông tin của khách hàng như email… bằng cách trao đổi địa chỉ email để truy cập content

Bước 5: Tạo ra content cho BOFU

Content cuối phễu có vai trò thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng. Giai đoạn này có số lượng khách hàng thấp nhất nhưng lại có giá trị cao nhất vì đây là những người thực sự có ý định muốn mua hàng.

Ví dụ: chuỗi email bán hàng, webinar bán hàng, gọi điện để bán hàng….

Các loại content của giai đoạn này bao gồm: dùng thử, trải nghiệm của khách hàng trước đó, bằng chứng, webinar/event, các khóa học….

Để đánh giá hiệu quả content giai đoạn cuối phễu chúng ta có các chỉ số như:

  • Lượng khách hàng chuyển đổi, mua hàng
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Tỷ lệ click vào email quảng cáo
  • Tần suất khách hàng nhắc đến sản phẩm
  • Tần suất mua hàng

Lưu ý về BOFU content

Thể hiện rõ giá trị của sản phẩm

Để khách hàng trải nghiệm và chứng thực về hiệu quả của sản phẩm như demo, giới thiệu sản phẩm, tư vấn miễn phí

Đơn giản hóa quy trình mua hàng

Trực tiếp kêu gọi mua hàng

Bước 6: Mở rộng phễu content

Càng mở rộng phễu content càng thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

Dưới đây là 4 cách để bạn mở rộng thêm chuỗi content của mình:

  • Thêm content vào từng giai đoạn  của phễu content

Càng có nhiều content ở đầu và giữa Content Funnel càng tốt, cụ thể:

Nhiều content TOFU giúp thu hút thêm lượng lớn khách hàng tiềm năng

Nhiều content MOFU giúp làm ấm khách hàng tiềm năng và đẩy họ xuống cuối phễu để trở thành khách hàng của bạn.

  • Sử dụng lại content

Cùng một content nhưng bạn có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, nội dung trên facebook có thể chuyển sang podcast.

  • Tạo kênh giới thiệu

Bạn có thể tăng số lượng khách hàng tiềm năng bằng cách để khách hàng tự giới thiệu cho bạn. Hãy bỏ thêm lời kêu gọi chia sẻ content trong các email gửi cho khách hàng nếu họ thấy cần thiết.

  • Trực tiếp kéo khách hàng xuống giai đoạn cuối phễu content

Thay vì phải đi tìm khách hàng mới thì bạn có thể tác động trực tiếp đến những người đang ở trong phễu của bạn bao gồm cả những khách hàng ở giai đoạn đầu phễu.

Hai hình thức để làm được điều này đó là sử dụng email và retarget và đây cũng là lý do mà bạn cần phải có được địa chỉ email của khách hàng.

Bước 7: Đo lường kết quả và tối ưu phễu content

Không có một phễu content nào là hoàn hảo do đó cần phải luôn có sự đánh giá kết quả và cải tiến.

4. Câu hỏi thường gặp với Phễu content

Phân biệt Content Funnel, Marketing Funnel và sales funnel

Hia khái niệm Content Funnel Marketing funnel có ý nghĩa giống nhau ( theo Single Grain). Cần phân biệt được khái niệm sales funnel ( phễu bán hàng) với content funnel. Cụ thể như sau:

Content funnel:

  • Người dùng nhìn thấy content của bạn về cách tăng tương tác trên facebook
  • Sau khi đọc xong, họ muốn áp dụng vào doanh nghiệp nhưng chưa quyết định hợp tác với bạn
  • Khách hàng bắt đầu tìm hiểu và đọc những bài viết liên quan và bắt đầu hứng thú với content của bạn.
  • Khách hàng sẽ so sánh dịch vụ tăng tương tác trên facebook của bạn với những người khác
  • Họ nhận thấy dịch vụ của bạn là tối ưu nhất và tin tưởng vào chất lượng thông qua các buổi webinar tương tác trực tiếp.

Sales funnel:

  • Bạn đã xác định được khách hàng tiềm năng và tin rằng họ sẽ mua sản phẩm 
  • Bạn gửi đến offer tốt cho họ thông qua email
  • Khách hàng click vào xem và nhận thấy được ưu đãi
  • Trên trang mua hàng, bạn giúp họ tháo gỡ hết các rào cản khi mua hàng đồng thời chứng minh được sản phẩm tốt, có giá trị
  • Khách hàng bấm mua hàng và thanh toán
  • Sau khi hoàn tất, họ nhận được một trang cảm ơn

5. Kết luận

Dù tạo content ở giai đoạn nào trong phễu, chìa khóa nằm ở việc khám phá ra người bạn đang nói chuyện cùng là ai và điều học có thể muốn nghe từ bạn. Hy vọng bài viết này của Advertising sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình xây dựng phuễ content. Chúc các bạn thành công!

 

advertising

Published at September 6, 2022

Subscribe our newsletter

Nhận bản tin mới nhất từ chúng tôi

Sign up with Google

Related posts

Quảng cáo trúng insight

Nền tảng duy nhất tự xây dựng hệ thống quảng cáo